- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bạn cần uống thuốc điều trị đái tháo đường trước hay sau khi ăn?
Người bệnh đái tháo đường có được ăn măng không?
Khi nào người bệnh đái tháo đường bắt đầu phải dùng thuốc điều trị?
Mắc bệnh đái tháo đường có ăn yến sào được không?
Người bệnh đái tháo đường bị gout cần chú ý gì về chế độ ăn?
Để kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2, người bệnh sẽ cần bắt đầu từ việc thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu điều này vẫn không thể giúp kiểm soát đường huyết, bạn sẽ cần phải dùng thuốc điều trị đái tháo đường theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Một trong những câu hỏi chung của nhiều người bệnh đái tháo đường là thuốc điều trị đái tháo đường nên uống trước ăn hay sau ăn. Trên thực tế, điều này còn tùy thuộc vào từng loại thuốc cụ thể:
Thuốc điều trị đái tháo đường |
Tác dụng |
Lưu ý khi dùng thuốc |
Nhóm thuốc Sulfonylureas (ví dụ như Chlorpropamide, Glibenclamide, Gliclazide, Tolbutamide, Glimepiride) |
Giúp tuyến tụy sản sinh nhiều hormone insulin hơn; Giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn |
- Uống các loại thuốc này hàng ngày ngay sau ăn (trừ thuốc Gliclazide nên được uống 30 phút trước khi ăn) - Không bỏ bữa hay trì hoãn bữa ăn khi dùng các loại thuốc này. Nếu không, lượng đường huyết có thể giảm quá thấp - Một số loại thuốc khác (ví dụ như thuốc huyết áp) có thể phản ứng với nhóm thuốc Sulfonylureas - Đồ uống có cồn có thể tác động tới một số loại thuốc nhóm này. Ví dụ uống rượu bia khi dùng thuốc Chlorpropamide có thể gây mẩn đỏ, nôn mửa |
Nhóm thuốc Biguanide (ví dụ như Metformin) |
Giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn |
Bạn có thể uống thuốc trước hoặc sau khi ăn đều được |
Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase (ví dụ như Acarbose) |
Giúp ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng nhanh sau ăn |
Uống thuốc ngay trước khi ăn các bữa chính trong ngày |
Nhóm thuốc Meglitinides (ví dụ như Repaglinide) |
Giúp tuyến tụy sản sinh nhiều hormone insulin hơn |
Uống thuốc trước bữa ăn |
Nhóm thuốc Thiazolidinediones (ví dụ như Rosiglitazone) |
Tăng cường hoạt động của insulin và giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn |
Bạn có thể uống thuốc trước hoặc sau khi ăn đều được |
Hiện nay để giúp người bệnh hạn chế quên uống thuốc, các nhà khoa học đã tạo ra dạng thuốc giải phóng kéo dài. Chẳng hạn như Glucophage SR, Metformin SR hay Diamicron MR, Gliclazide MR. Những dạng thuốc này có tác dụng kéo dài cả ngày, do đó có thể uống cả trước ăn hoặc sau ăn.
Bên cạnh đó, hãy trao đổi thêm với bác sỹ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, đang mang thai hoặc đang muốn thụ thai, đang cho con bú, bạn mắc các bệnh khác và có sử dụng thuốc để điều trị các căn bệnh này…
Một vài nguyên tắc cần tuân thủ khi uống thuốc điều trị đái tháo đường
- Nắm rõ tên và liều dùng của từng loại thuốc.
- Không uống thuốc nhiều/ít hơn liều bác sỹ đã kê.
- Uống thuốc đúng thời điểm. Không tự ý thay đổi thói quen uống thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
- Không bỏ thuốc khi bị ốm, nhưng bạn nên trao đổi với bác sỹ nếu cần thay đổi liều thuốc.
- Nên ăn uống đúng giờ vì điều này giúp thuốc điều trị đái tháo đường hoạt động tốt hơn.
- Trong trường hợp bỏ lỡ một liều thuốc, bạn nên uống thuốc càng sớm càng tốt, trừ khi đã tới giờ cho liều thuốc tiếp theo. Trong trường hợp này, hãy uống đúng liều thuốc tiếp theo, không uống bù gấp đôi liều và quay trở lại lịch trình dùng thuốc như bình thường.
- Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc mới nào.
- Thăm khám định kỳ 1 - 3 tháng/lần để đánh giá hiệu quả của thuốc. Theo thời gian, khi bệnh đái tháo đường tiến triển nặng dần, liều dùng hoặc loại thuốc hiện tại sẽ dần không còn hiệu quả.
- Thông báo với bác sỹ nếu bạn gặp các tác dụng phụ như nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, ngứa da hoặc phát ban, mất cảm giác ngon miệng, phân có màu sáng hơn, sốt không rõ nguyên nhân, đau họng, nhạy cảm quá mức với ánh sáng, tiêu chảy, vàng da, hay thấy buồn nôn/nôn mửa, đau đầu…
Sử dụng thuốc là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường. Nhưng bên cạnh việc tìm hiểu thuốc điều trị đái tháo đường uống trước ăn hay sau ăn, bạn vẫn cần có chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Đồng thời, bạn nên tham khảo kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để sống vui khỏe và giảm nỗi lo biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Vi Bùi H+ (Theo Healthhub.sg)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường
Theo thời gian, bệnh đái tháo đường sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid (chất béo) và protein (chất đạm), khiến bạn phải đối diện với nhiều rủi ro về tim mạch, tổn thương mắt, tổn thương thận, hệ thần kinh, hay nhiễm khuẩn nặng, vết loét chậm liền và nhiều bệnh khác.
Vì vậy, bên cạnh việc kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa và cải thiện kịp thời các biến chứng là mục tiêu quan trọng để bạn chung sống lâu dài với bệnh đái tháo đường.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn